Giấy phép kinh doanh không chỉ là chứng nhận hợp pháp hóa hoạt động của cửa hàng, mà còn mang lại sự bảo vệ pháp lý cho chủ kinh doanh. Theo quy định hiện hành, tất cả các loại hình kinh doanh, bao gồm giấy phéo kinh doanh giặt là, đều bắt buộc phải đăng ký giấy phép. Điều này không áp dụng cho những hoạt động được miễn trừ như hộ gia đình sản xuất nông nghiệp hay các hoạt động kinh doanh có thu nhập thấp (Điều 79, Nghị định 01/2021/NĐ-CP). Nếu cửa hàng hoạt động mà không có giấy phép, chủ kinh doanh có thể bị phạt hành chính, mức phạt có thể lên tới 100 triệu đồng tùy theo quy mô.
1. Điều kiện mở cửa hàng kinh doanh dịch vụ giặt là
- Mã ngành nghề: Dịch vụ giặt là được phân loại theo mã ngành 9620 (Giặt là, làm sạch các sản phẩm dệt và lông thú), bao gồm các hoạt động như giặt khô, giặt ướt, là quần áo, chăn màn, rèm cửa…
- Vốn điều lệ: Mức vốn đăng ký tùy thuộc vào quy mô và khả năng tài chính của người kinh doanh, không có yêu cầu về mức vốn tối thiểu.
- Địa điểm kinh doanh: Nên chọn vị trí có đông dân cư như ký túc xá, khu dân cư hoặc gần các khu trọ. Địa điểm phải có địa chỉ cụ thể và không nằm trong khu chung cư hay các khu vực quy hoạch của nhà nước.
- Tên cửa hàng:
- Đối với hộ kinh doanh: Tên không được trùng với tên hộ kinh doanh khác trong cùng huyện.
- Đối với công ty: Tên không được nhầm lẫn với các công ty khác trên toàn quốc.
2. Thủ tục, hồ sơ mở cửa hàng kinh doanh dịch vụ giặt là
Chuẩn bị hồ sơ:
- Đối với hộ kinh doanh: Hồ sơ gồm Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh, bản sao hợp đồng thuê nhà và CMND/CCCD của chủ cửa hàng.
- Đối với công ty: Hồ sơ gồm Giấy đề nghị đăng ký công ty, điều lệ công ty, danh sách thành viên góp vốn và bản sao CMND/CCCD của người đại diện pháp luật cùng các thành viên khác.
Nộp hồ sơ:
- Hộ kinh doanh: Nộp hồ sơ tại UBND quận/huyện nơi cửa hàng đặt trụ sở.
- Công ty: Nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh/thành phố.
Thời gian nhận giấy phép: Sau 3 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký sẽ cấp giấy phép kinh doanh hoặc thông báo điều chỉnh nếu hồ sơ chưa đạt yêu cầu.
3. Các loại thuế phải đóng khi mở cửa hàng giặt là
Hộ kinh doanh: Nếu doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm, sẽ được miễn thuế môn bài, thuế GTGT và thuế TNCN. Trên mức này, cần đóng thuế khoán gồm thuế môn bài, GTGT và TNCN.
Công ty: Cần đóng thuế môn bài, thuế GTGT, thuế TNDN và thuế TNCN.
Lưu ý: Hộ kinh doanh và công ty mới thành lập đều được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu tiên và phải nộp báo cáo tài chính hàng năm cho cơ quan thuế.
Trên đây là toàn bộ quy trình và thủ tục cần thiết để mở cửa hàng giặt là. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc cần hỗ trợ tư vấn thêm, đừng ngần ngại liên hệ với đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp của chúng tôi!